2023-06-11 18:53:49 105 lượt xem
Công ty TNHH Thiết Bị Vật Tư Công Nghiệp Toàn Thắng là nhà phân phối uy tín các dòng máy phun vữa, phun sơn công nghiệp, xin giải đáp thắc mắc tới quí khách hàng về vữa chống cháy cho kết cấu thép là gì? Địa chỉ mua máy phun vữa chống cháy? Kinh nghiệm thi công phun vữa chống cháy... Trong các công trình xây dựng của ngành dầu khí như: Giàn khoan ngoài khơi, nhà máy lọc dầu, các kho chứa sản phẩm dầu khí cũng như các tòa nhà kết cấu thép chịu lực trên thế giới luôn có yêu cầu về hệ vật liệu chống cháy thụ động để bảo vệ các kết cấu thép và các khu vực làm việc của nhân viên nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và cho người lao động khi có hỏa hoạn xảy ra. Vì thế, các quy định về sử dụng vật liệu để đảm bảo an toàn cho người và cho công trình xây dựng khi có cháy xảy ra đã được đặt ra từ lâu và thường xuyên được xem xét bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh chóng của xã hội.
Kinh nghiệm thi công phun vữa chống cháy
Công ty TNHH Thiết Bị Vật Tư Công Nghiệp Toàn Thắng là nhà phân phối uy tín các dòng máy phun vữa, phun sơn công nghiệp, xin giải đáp thắc mắc tới quí khách hàng về vữa chống cháy cho kết cấu thép là gì? Địa chỉ mua máy phun vữa chống cháy? Kinh nghiệm thi công phun vữa chống cháy... Trong các công trình xây dựng của ngành dầu khí như: Giàn khoan ngoài khơi, nhà máy lọc dầu, các kho chứa sản phẩm dầu khí cũng như các tòa nhà kết cấu thép chịu lực trên thế giới luôn có yêu cầu về hệ vật liệu chống cháy thụ động để bảo vệ các kết cấu thép và các khu vực làm việc của nhân viên nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và cho người lao động khi có hỏa hoạn xảy ra. Vì thế, các quy định về sử dụng vật liệu để đảm bảo an toàn cho người và cho công trình xây dựng khi có cháy xảy ra đã được đặt ra từ lâu và thường xuyên được xem xét bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh chóng của xã hội.
A: Vữa chống cháy cho kết cấu thép là gì?
Vữa chống cháy hay còn gọi là xi măng chống cháy, được sử dụng để phủ lên bề mặt vật liệu kết cấu thép như: ống gió, kèo thép, cột thép, dầm, sàn…, trong xây dựng nhằm tăng giới hạn chịu lửa cho kết cấu thép, hệ thống ống gió công trình, hạn chế các tác động của nhiệt độ cao khi xảy ra hỏa hoạn, đảm bảo an toàn cho người và công trình.
Vữa chống cháy có dạng bột vữa siêu nhẹ, sản xuất từ vật liệu chống cháy vô cơ có thành phần chính là gốc ximang Portland (OPC) hoặc thạch cao và một số phụ gia khác.Tại sao phải phun vữa chống cháy cho kết cấu thép?
Thi công vữa chống cháy giúp hạn chế tối đa các sự cố không mong muốn khi hỏa hoạn xảy ra, đảm bảo chất lượng công trình an toàn. Để phát huy hiệu quả thì trong quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình thi công vữa chống cháy:
- Chức năng chính là chống cháy. Bằng cách tạo thành nhiều lớp chống cháy phủ lên nhau, triệt tiêu dần nguồn nhiệt tác động.
- Cách nhiệt, lớp phủ ngăn chặn sự truyền nhiệt từ bề mặt bị tác động qua mặt còn lại của lớp phủ.
- Tăng độ bền cấu kiện. Lớp phủ của vữa chống cháy kết cấu thép có thể chống lại các tác động của môi trường như nắng, mưa, ngoại lực…
- Ngoài ra, vữa chống cháy có cấu tạo đặc biệt có thể cách được âm, giảm tiếng ồn.
Các lĩnh vực ứng dụng được đề xuất bao gồm ống thông gió, các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, cơ sở dược phẩm, nhà máy giấy và bột giấy, dàn khoan ngoài khơi, hạt nhân và nhà máy điện thông thường, nhà máy, nhà kho, các cơ sở thể chế và y sinh.
Cấu kiện thép là một trong những loại cấu kiện được sử dụng rộng rãi trong xây dựng như cột vì kèo, dầm, xà…Khi sử dụng cấu kiện thép sẽ giảm thời gian xây dựng xuống 15-20%, tăng năng suất lao động lên 20-25% và giảm rất nhiều chi phí vận chuyển. Việc chế tạo các cấu kiện thép tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt và thi công. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 550ºC thép mất đi 40% khả năng chịu lực của kết cấu. Khi đó sự ổn định của toàn bộ kết cấu bị mất đi, công trình có nguy cơ bị sụp đổ. Trong những năm gần đây tình trạng cháy nổ nhà xưởng, xưởng sản xuất, chung cư xảy ra thường xuyên hơn.
Việc thi công vữa chống cháy để bảo vệ công trình được xem như là một giải pháp hiệu quả, tiết kiệm nhằm giảm bớt thiệt hại về con người và tài sản do hỏa hoạn gây ra. Vì vậy việc bọc bảo vệ cho kết cấu thép là việc vô cùng cần thiết để tránh thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Quy trình thi công vữa chống cháy:
Điều kiện thi công lý tưởng khi nhiệt độ không khí > 10ºC, độ ẩm không khí < 85%, không có mưa tạt khi đang thi công.
Bước 1: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại:
Bước này rất quan trọng, quyết định mức độ thẩm mỹ và khả năng bảo vệ của vữa. Trong xây dựng công nghiệp, thường sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn, phải đạt tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
Lưu ý: Trước khi thi công vữa phải kiểm tra lại bề mặt sắt thép có rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ, vết dơ…nếu có, hãy dùng xăng hoặc dầu hôi, dung môi phù hợp để làm sạch bề mặt, khô ráo.
Bước 2: Thi công lớp lót chống gỉ:
Sơn lót chống gỉ: là loại sơn có độ bám dính tốt, bảo vệ kết cấu sắt thép khỏi các tác nhân gây ăn mòn, giữ cho bề mặt sản phẩm luôn bền màu và sáng bóng, chuyên dùng trong công nghiệp (thép chế tạo máy móc, sắt đường ray, cửa…).
Thành phần chính của sơn lót chống rỉ thường có nhựa alkyd hoặc epoxy, phù hợp với từng bề mặt sắt thép truyền thống hoặc kim loại mạ kẽm. Nhờ đó, sơn có khả năng chống chịu cao và bảo vệ sắt thép hiệu quả trong môi trường dễ bị ăn mòn, giúp tăng độ bám dính giữa bề mặt vật liệu nền và vữa sau khi kết khối, đặc biệt là các kết cấu có lớp mạ kẽm yêu cầu độ bám dính tốt theo thời gian, bảo vệ bề mặt vật liệu nền, chống rỉ.
>>>> Nên sử dụng máy phun sơn để đạt được hiệu quả cao nhất. Với dòng máy phun sơn thương hiệu Wagner nhập khẩu từ Đức sẽ mang lại bề mặt vật liệu nhẵn mịn, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất.
Độ dày lớp lót 50μm cho độ bám dính tốt nhất. Màng sơn phải khô cứng, bám dính chặt, tốt nhất là từ 24h tới 48h sau khi thi công.
Bước 3: Thi công lớp lưới thép gia cường:
Lưới dập giãn (Lati thép): là loại lưới thép được dập từ tấm thép sau đó kéo giãn bằng công nghệ máy móc hiện đại.
Sử dụng lưới thép có độ dày từ 0,5-1mm, mắt lưới 10-20mm để quấn quanh bề mặt vật liệu, sử dụng đinh bắn trên thép để cố định lớp lưới, khoảng cách giữa bề mặt vật liệu và lưới thép không được quá 5mm.
Bước 4: Thi công lớp vữa chống cháy:
Độ dày chống cháy 12.5-50mm tùy thuộc vào yêu cầu chống cháy
Thi công bằng phương pháp phun và trát
Tỉ lệ pha trộn vữa/nước: 1kg/0.8kg cho phương pháp phun và 1kg/0.6kg cho phương pháp trát.
Phun đều từng lượt khoảng 2-3mm trên bề mặt vật liệu để đạt được độ dày theo định mức và yêu cầu chống cháy.
>> Tiêu chuẩn: Độ dày lớp vữa chống cháy cách nhiệt phải khô và đạt độ dày như trong độ dày đã được kiểm định.
Bước 5: Thi công lớp sơn phủ màu:
Nhằm tăng độ thẩm mỹ, chống thấm, chống nấm mốc của vật liệu, đảm bảo công trình có độ thẩm mỹ và an toàn.
Thi công sau khi thi công lớp vữa ≥ 24h. Lớp vữa và lớp sơn phủ màu phải khô hoàn toàn, màu sắc đồng đều, bám dính chặt.
Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao công trình:
Sau khi thi công xong, tiến hành nghiệm thu toàn bộ dự án: quy trình, độ dày các lớp…
>>> Tham khảo dòng máy phun vữa chống cháy do Công ty TNHH Thiết Bị Vật Tư Công Nghiệp Toàn Thắng cung cấp tại đây.
B: Sơn chống cháy cầu thép là gì?
Sơn chống cháy là loại sơn chuyên dụng được sử dụng cho kết cấu thép sau khi đã phủ ngoài 2 lớp sơn chống rỉ. Thành phần của sơn chống cháy bao gồm các hợp chất chống cháy như Acrylic, Epoxy, chất tạo xốp cách nhiệt, phụ gia và các thành phần hóa học đặc biệt khác.
Sơn chống cháy có thể bảo vệ kết cấu bên trong với khoảng thời gian từ trong 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút tùy theo độ dày màng sơn. Thời gian khô của sơn chống cháy phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, thời gian khi thi công sơn, lưu chuyển không khí, độ dày lớp phủ.
Tại sao phải sơn chống cháy:
Sơn chống cháy có khả năng hạn chế ảnh hưởng từ nhiệt lượng lửa truyền tải tới bề mặt kết cấu thép. Khi gặp nhiệt độ cao, màng sơn sẽ nở ra và phồng lên, kết cấu thép có thể duy trì thời gian chống chịu mà không bị biến dạng, gãy đổ với trong vòng 3-4 giờ. Nhờ đó, quá trình cứu hộ, di tản người dân, của cải vật chất được kéo dài thời gian hơn.
Vì sao nên sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép và công trình nhà thép tiền chế?
Kết cấu thép có ưu điểm về khả năng chịu tải, độ bền cao nhưng lại có khả năng chịu nhiệt kém. Khi gặp lửa, dưới tác động của nhiệt độ cao, kết cấu thép sẽ nhanh chóng biến dạng và đổ sập toàn bộ công trình bất kỳ lúc nào. Vì thế, sử dụng sơn chống cháy chính là giải pháp giúp bảo vệ kết cấu thép, tăng cường khả năng chống chịu. Từ đó có thể kéo dài thời gian cứu hộ, di tản con người, của cải. Nhìn chung, dòng sơn này là vật liệu có thể đảm bảo an toàn cho công trình về lâu dài.
Các bước thi công sơn chống cháy:
Bước 1: Xử lý bề mặt khung thép
Các khung thép kích cỡ nhỏ có thể vệ sinh bằng phương pháp thủ công như sử dụng giấy nhám, bàn chải… Với kết cấu thép có kích cỡ lớn thì sử dụng máy phun bi, phun cát để làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt
Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ
Quá trình thi công kết cấu thép yêu cầu phủ 2 lớp sơn chống rỉ trước khi phủ sơn chống cháy. Thời gian để sơn chống rỉ khô là trong khoảng 3 tiếng với lớp sơn đầu tiên và 4-8 tiếng sau với lớp sơn cuối.
Bước 3: Phun sơn chống cháy
- Khi phủ sơn, cần đảm bảo yếu tố độ dày màng sơn theo tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn chống cháy 45 phút: 325 micromet
- Tiêu chuẩn chống cháy 60 phút: 500 micromet
- Tiêu chuẩn chống cháy 120 phút: 600 micromet
- Tiêu chuẩn chống cháy 180 phút: 700 micromet
>>> Máy phun sơn chống cháy A9 là sản phẩm uy tín hàng đầu thế giới về lĩnh vực này, nó đã được kiểm chứng bởi các nhà thầu trong giới xây dựng..
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ và tiến hành nghiệm thu công trình
Hy vọng với những gì Công ty TNHH Thiết Bị Vật Tư Công Nghiệp Toàn Thắng đã chia sẻ ở trên, quí khách hàng và nhà thầu đã có thêm dữ liệu về vữa chống cháy hay thương hiệu sơn chống cháy cũng như là kinh nghiệm chọn mua máy phun vữa chống cháy tốt nhất hiện nay.
Mua máy phun vữa chống cháy ở đâu?
Đặc biệt Công ty TNHH Thiết Bị Vật Tư Công Nghiệp Toàn Thắng là nhà phân phối chính thức của GUKE tại Việt Nam, chúng tôi trân trọng gửi đến quý nhà thầu các dòng máy phun vữa/ phun sơn chống cháy mới nhất, có khả năng thi công các loại vật liệu đặc, nặng, độ nhớt cao dùng trong chống cháy, chống thấm, bảo vệ bề mặt và cách âm tốt.
Bài viết liên quan
- Những Điều Cần Chú Ý khi Sử Dụng Máy Phun Sơn (2024-11-20 23:59:39)
- Tại Sao Nên Chọn Máy Phun Sơn? Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Trong Quá Trình Sử Dụng (2024-11-21 00:00:27)
- Sơn Chống Cháy Có Độ Bền Bao Lâu? Bao Lâu Cần Thi Công Lại? (2024-11-19 23:20:50)
- Quy Trình Phun Sơn Chống Thấm Chuẩn (2024-11-19 16:38:59)
- Tìm Hiểu Về Súng Phun Sơn (2024-11-17 11:21:11)
- Các Bước Thi Công Phun Sơn Tường Nhà Bằng Máy Phun Sơn (2024-11-15 23:48:31)
- Những Lỗi Hay Gặp Khi Sử Dụng Máy Phun Sơn Và Cách Khắc Phục (2024-11-15 23:02:50)
- Cần Thực Hiện Điều Gì? Khi Chuyển Giao Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Ở Đâu Uy Tín? (2024-11-14 19:22:40)
- Cách Sơn Tĩnh Điện Vân Gỗ Chính Xác Nhất Là Như Thế Nào? (2024-11-14 19:31:53)
- Nên Mua Lò Giá Rẻ? Lò Sấy Sơn Tĩnh Điện Giá Phụ Thuộc Điều Gì? (2024-11-14 19:37:25)
- Công Dụng Của Hoá Chất Tẩy Sơn Tĩnh Điện? Đặt Mua Ở Đâu? (2024-11-14 19:35:34)
- Sự Khác Nhau Giữa Sơn Hấp Và Sơn Tĩnh Điện (2024-11-12 09:51:22)
0 đánh giá về Kinh nghiệm thi công phun vữa chống cháy
SAO TRUNG BÌNH
0
5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá